Với xã hội hiện đại, khách hàng của chúng ta thường là dân văn phòng. Với đặc thù công việc phải ngồi cực kỳ nhiều cũng như ít vận động, hậu quả là các phần cơ chuỗi sau của cơ thể dễ bị yếu hoặc co ngắn, khiến cho việc tập luyện (ít tập được các bài có chuyển động hinge, gập người…) cũng như vận động hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Kéo theo những vấn đề trên thì độ linh hoạt kém còn có thể dẫn tới các nguy cơ chấn thương. Đặc biệt khi khách hàng vận động mạnh đột ngột cũng như chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều ở thân dưới.
Tổng quan kiểm tra độ linh hoạt thân dưới
Vậy khi bắt đầu làm việc với 1 client dù là khách hàng phổ thông hay thậm chí là vđv thì việc thẩm định độ linh hoạt của chuỗi sau cơ thể và đặc biệt là thân dưới rất quan trọng. Sau đây là 1 bài test được các coach của HPF sử dụng ngoài ra bài này cũng được áp dụng khi các vđv nước ngoài thẩm định đầu vào hoặc khi bắt đầu chu kỳ tập luyện mới hoặc đo đạc lại thành tích của giai đoạn trước. Một cách đơn giản và hiệu quả để kiểm tra độ linh hoạt.
Bài sit and reach test là 1 bài assessment để cho HLV có cái nhìn tổng quan về độ linh hoạt, dẻo dai cũng như mức độ tiềm tàng các nguy cơ chấn thương và sai lệch tư thế của 1 người khi mới bắt đầu làm việc. Đây sẽ là một bài test vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Cách thực hiện bài kiểm tra độ linh hoạt
Bài test không hề cần thiết bị gì cầu kỳ.
- Chuẩn bị: băng keo hoặc bút đánh dấu; thước dây hoặc thước thẳng đều được; và một vị trí ngồi thoải mái.

- Thực hiện bài test bằng cách cho khách ngồi bệt duỗi thẳng chân. Xác định vị trí mốc 2 bàn chân của khách. Sau đó lấy vị trí mốc bàn chân ở độ dài là 23cm của thước. Người thực hiện bài test chỉ với tay về phía bàn chân xa nhất có thể. HLV sẽ đánh dấu và đo lại vị trí chạm tay và ghi lại kết quả đo đạc.

- Bài kiểm tra này sẽ làm 3 lần và lấy kết quả trung bình của 3 lần đó. Do chúng ta có thể cải thiện dần linh hoạt qua các lần đo. Hoặc có thể khởi động kỹ hơn trước khi đo.
- Phân tích kết quả chúng ta sẽ so sánh với thang đo đối chiếu. Thang đo sẽ có các mốc: Low – Normal – High của từng đối tượng. Các đối tượng như Nam, Nữ, Nam vđv, Nữ vđv … Kết quả đo sẽ ảnh hưởng đến định hướng và lộ trình tập luyện của đối tượng được thẩm định. Kết quả sẽ cần được phân tích kỹ càng khi mà kết quả ở Low và High đều có thể không thực sự tốt với mục tiêu của từng khách hàng.


Kết luận:
Việc thẩm định đầu vào là rất quan trọng, và nó sẽ làm thay đổi cả cục diện của lộ trình tập luyện nếu không được thực hiện đầy đủ và chuẩn xác, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình tập. Ngoài thang đo về độ linh hoạt, dẻo dai thì các chuyên gia của HFI còn có các bài thẩm định về thành phần cơ thể; sàng lọc bệnh lý tiềm tàng; sức bền; sức mạnh; sự bùng nổ và sự linh hoạt dẻo dai v..v.. để phục vụ cho quá trình Coaching đạt được mục tiêu tối đa về kết quả.