Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh với nhiều công dụng như bảo vệ cơ thể khỏi quá trình lão hoá, tăng cường phục hồi sau vận động, cải thiện trí nhớ, tăng cường thị lực… Vậy astaxanthin được dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về chất này thông qua bài viết sau.
Astaxanthin là gì
Astaxanthin là một carotenoids, có sắc tố màu đỏ thẫm và dễ thìm thấy được ở các loài sinh vật biển như: tảo, cá hồi, tôm, trứng cá,…
Tuy nhiên, các loài động vật này không tự tổng hợp được mà chúng thông qua thức ăn bên ngoài. Astaxanthin hiện nay đã được nhiều người biết đến với rất nhiều công dụng thần kì, đặc biệt trong đó là: Chống Oxy Hoá cực mạnh với gấp 100-6000 lần so với Vitamin E, Vitamin C và các Beta-carotenoid như lutein, zeaaxanthin,..
Chính vì điều này, không chỉ các chị em tìm kiếm sự “trẻ hoá” mà còn cả các anh em cũng sử dụng để đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi sau tập luyện và tận dụng các công dụng khác.
Hãy cùng HFI tìm hiểu xem, Astaxanthin sẽ Thần Kì đến như thế nào nữa nhé?!chúng thông qua thức ăn bên ngoài. Astaxanthin hiện nay đã được nhiều người biết đến với rất nhiều công dụng thần kì, đặc biệt trong đó là: Chống Oxy Hoá cực mạnh với gấp 100-6000 lần so với Vitamin E, Vitamin C và các Beta-carotenoid như lute
Các ưu điểm của Astaxanthin
Astaxanthin có thể ngăn chặn các đơn phân tử Oxy hoạt động, ức chế gốc tự do, bảo vệ màng tế bảo trước quá trình peroxide lipid và hủy hoại DNA. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Astaxanthin từ vi tảo Haematococcus pluvialis đã dùng như nguồn thực phẩm bổ sung ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng mình những tác dụng tuyệt vời của Astaxanthin trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe khi sử dụng một lượng nhỏ đều đặn hàng ngày:
- Hỗ trợ hoạt động thể chất tốt hơn: nhờ hiệu quả về chống oxy hoá mạnh, Astaxanthin (AXT) giúp giảm tải khả năng bị chấn thương và gia tăng phục hồi, tăng sức bền trong hiệu quả hoạt động thể chất (cụ thể là về các hoạt động chạy, nhảy,..) (1).
- Giảm nguy cơ Xơ Vữa Động Mạch-Tốt cho tim: Astaxanthin được cho là có khả năng ức chế quá trình oxy hoá lipoprotein, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) từ đó giúp bảo vệ tim mạch và phòng chống các bệnh như xơ vữa động mạch.(2)
- Bảo vệ não-Trẻ hoá: Astaxanthin còn giúp bảo vệ các nơ-ron thần kinh, trong khi đó sẽ giúp giảm quá trình oxy hoá trong não, giảm lão hoá trong-ngoài tế bào, từ đó giúp giảm các vấn đề bệnh liên quan đến não, cũng như đồng điều trị trong các bệnh lý về thần kinh như: Alzheimer và Parkinson. (3)
- Đẹp Da: đặc tính chống oxy hoá cực mạnh của AXT đã được chứng minh rất rõ ràng qua nhiều nghiên cứu và chính điều này được áp dụng để giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến da như: giảm nếp nhăn, hồng hào, tăng độ ẩm, tăng độ đàn hồi,…(4)
- Chống Ung Thư: Astaxanthin có khả năng gây ra quá trình Apoptosis (tế bào chết) trong tế bào bằng cách gia tăng các hoạt động của các enzym chống oxy hoá và gia tăng biểu hiện của các gen apoptotic. Chính vì điều này, AXT có thể được ứng dụng để góp phần trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.(5)
- Cải thiện chất lượng sinh sản cho Nam Giới: có khả năng điều chỉnh cân bằng giữa quá trình oxy hoá và các chất chống oxy hoá trong hệ thống sinh sản nam giới, bảo vệ chức năng ti thể của tinh trùng, điều này làm cho Astaxanthin có thểm công dụng cải thiện tình trạng stress và điều chỉnh hormone nội tiết sinh sản, giúp điều trị và chăm sóc sức khoẻ tuyến tiền liệt.(6)
Lưu ý khi sử dụng Astaxanthin
Đi kèm với việc ứng dụng thì sẽ luôn có các nhược điểm bởi tác dụng phụ, vì thế HFI sẽ đưa ra các lưu ý như sau:
- Liều lượng được khuyến cáo theo các nghiên cứu là từ 2-24mg/ngày. Mức an toàn có thể dùng được theo khuyến cáo từ Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu là 2mg/ngày, trung bình có thể dùng được 6-12mg/ngày. Nhưng, điều cần lưu ý chính là: đối với độ tuổi, giới tính, quốc gia khác nhau thì các liều lượng này có thể chênh lệch ít nhiều. Đặc biệt là liều lượng khuyến cáo này dành cho AXT được tổng hợp hoá học, sẽ khác với AXT được tổng hợp từ tự nhiên hay có trong nguồn tự nhiên. (7)
- Đối với các công dụng: Trẻ Hoá, Bảo Vệ Não, Chống Ung Thư, Cải Thiện khả năng Sinh Sản,…Hầu hết điều đến tức khả năng Chống Oxy Hoá mà Astaxanthin sở hữu, trong đó có không ít công dụng chỉ góp phần nhỏ hoặc là vẫn chưa cụ thể hoá nhất định để ứng dụng rộng rãi.
- Đối với khả năng cải thiện hiệu suất trong tập luyện thể thao thì gần như các nghiên cứu vẫn chưa cụ thể trên người mà chỉ dừng lại ở chuột với Astaxanthin được bổ sung vào dinh dưỡng nhưng vẫn là tổng hợp hoá học.
- Nguồn astaxanthin rất dồi dào để tổng hợp từ thiên nhiên như: Tảo, các chất thải từ Tôm để bảo vệ môi trường,..Tuy Nhiên, trong quá trình xử lí thì sẽ gần như đánh mất đi hiệu quả của Astaxanthin lên đến 75% bởi việc phơi khô hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Chính vì vậy, khi sở hữu loại thực phẩm này, bạn cần bảo quản tránh ánh nắng trực tiếp hoặc sử dụng thực phẩm tươi và cực kì tốt như Cá Hồi (mỗi 100gram Cá Hồi có khoảng 0,4-3,8mg Astaxanthin), kết hợp với Omega-3 có trong cá hồi sẽ giúp gia tăng khả năng kháng viêm.
- Astaxanthin chính là nguồn gốc tạo nên các màu sắc: cam, đỏ trên Cá Hồi hoặc 1 số loại sinh vật biển khác. Chính vì vậy, khi sử dụng Astaxanthin bạn sẽ dễ đi ngoài có màu đỏ và cũng có khả năng gây đau dạ dày.
- Đối với Astaxanthin thì hầu hết ai cũng có thể sử dụng nhưng các đối tượng như: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người dùng PEDs,..nên lưu ý thêm về các ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia.

Kết luận
Với các ưu điềm cực kì nổi trội và khả năng ứng dụng tuyệt với, Astaxanthin có thể xem là “Vũ Khí Thần Kì”, bởi chính chức năng Chống Oxy Hoá cực mạnh mà nó mang đến. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Astaxanthin trong một thời gian dài (3-6 tháng hoặc hơn) để tích luỹ và xây dựng một nguồn bảo vệ sức khoẻ rất tốt trong cuộc sống. Tuy nhiên, mọi thứ điều có hai mặt, vì thế các lưu ý mà HFI đưa ra hoàn toàn đáng để lưu tâm trước khi bạn muốn dùng thì hãy tìm hiểu thật kĩ thông qua bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.*Brown, D. R., Gough, L. A., Deb, S. K., Sparks, S. A., & McNaughton, L. R. (2018). Astaxanthin in Exercise Metabolism, Performance and Recovery: A Review. Frontiers in nutrition, 4, 76.
2.*Kishimoto, Y., Yoshida, H., & Kondo, K. (2016). Potential Anti-Atherosclerotic Properties of Astaxanthin. Marine drugs, 14(2), 35.
3.Galasso, C., Orefice, I., Pellone, P., Cirino, P., Miele, R., Ianora, A., Brunet, C., & Sansone, C. (2018). On the Neuroprotective Role of Astaxanthin: New Perspectives?. Marine drugs, 16(8), 247.
4.Davinelli, S., Nielsen, M. E., & Scapagnini, G. (2018). Astaxanthin in Skin Health, Repair, and Disease: A Comprehensive Review. Nutrients, 10(4), 522.
5.*Hormozi, M., Ghoreishi, S., & Baharvand, P. (2019). Astaxanthin induces apoptosis and increases activity of antioxidant enzymes in LS-180 cells. Artificial cells, nanomedicine, and biotechnology, 47(1), 891–895.
6.*Liu, W., Kang, X. F., & Shang, X. J. (2016). Zhonghua nan ke xue = National journal of andrology, 22(10), 938–943.
7.Brendler, T., & Williamson, E. M. (2019). Astaxanthin: How much is too much? A safety review. Phytotherapy research : PTR, 33(12), 3090–3111.